Đặt banner quảng cáo tại đây!

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

On 21:26 by Nam Hùng Anh in    No comments
Bạn thường xuyên bận rộn và ngày cuối tuần là ngày mà cả gia đình bạn xum họp quầy quần bên nhay, cùng ăn món ngon, cùng vui chơi giải trí sau một tuần làm việc mệt mỏi. Và Nem cuốn TÔM THỊT là một trong các món ngon cuối tuần được nhiều chị em lựa chọn để hâm nóng tổ ấm của mình.

Cùng Làm nem cuốn TÔM Thịt Xum họp ngày cuối tuần nhé

Chuẩn bị nguyên liệu

- Bánh đa nem (bánh tráng) - dùng cho món cuốn thì loại hình chữ nhật là tốt nhất

- Tôm tươi: 300 gr (hấp chín, bỏ vỏ, chẻ đôi theo sống lưng)nds

- Thịt ba chỉ: 300 gr (luộc chín thái con chì)


- Bún tươi: 300 gr (cắt khúc dài bằng chiều dài cuốn nem)

- Hành lá (rửa sạch, để nguyên cả cây dài trần nước sôi)

- Rau mùi, kinh giới, húng quế, xà lách (rửa sạch, vẩy ráo nước)

- Gia vị: ớt, tỏi, đường, dấm (hoặc chanh), nước mắm.

Cách cuốn nem

- Để làm món cuốn, bạn cần một mặt phẳng sạch, khô ráo (có thể dùng đĩa lớn, khay, hoặc mâm). Trải bánh đa nem ra rồi lần lượt xếp tôm (quay mặt bị cắt lên trên), bún, rau, thịt vào rồi cuộn tròn lại như gói nem là được.

- Nếu bạn khéo tay, hãy dùng hành trần thay dây buộc để cuốn ngang chiếc nem. Hoặc đơn giản hơn, bạn chỉ cần xếp lẫn vào nguyên liệu cuốn, cho thò một chút cọng ra là được.


Lưu ý với món nem cuốn tôm thịt

- Bạn lưu ý không xếp chồng các cuốn nem lên nhau vì nếu chưa kịp ăn ngay, phần vỏ nem bị ẩm sẽ dính lại với nhau, có thể gây rách vỏ khi lấy.

- Món này ăn với nước chấm chua ngọt pha như nem rán hoặc chấm tương tùy khẩu vị.

Thưởng thức nem cuốn tôm thịt nào ^^


On 21:00 by Nam Hùng Anh in    No comments
Chắc hẳn trước nay bạn vẫn thấy họ đeo nhẫn đính hôn ở ngón táp út tay trái. Và trong tâm tưởng của bạn cũng nghĩ nhẫn đính hôn sẽ được đeo ở ngón áp út bên tay trái. Nhưng bạn có biết vì sao nó lại được đeo ở đó không?

Lý giải NHẪN ĐÍNH HÔN được đeo ở tay trái??


Chiếc nhẫn đã trở thành biểu tượng quan trọng của lời hứa hẹn và tình yêu. Khi các cặp đôi có ý định kết hôn, nhẫn cưới sẽ trở thành vật gắn kết họ với nhau không rời.

Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao nhẫn đính hôn thường được đeo ở tay trái chưa? Đằng sau phong tục này là cả một câu chuyện đã có từ xa xưa.


Phụ nữ thời La Mã cổ đại đeo nhẫn ở bàn tay trái vì họ tin rằng ở đó sẽ gần với các "vena amoris" hay còn được gọi là tĩnh mạch của tình yêu hơn

Tay trái - Gần mạch của tình yêu hơn


Việc đeo nhẫn cưới ở tay trái được cho là xuất phát từ thời La Mã cổ đại. Tuy nhiên khi đó, chiếc nhẫn không nhất thiết tượng trưng cho nghi thức kết hôn. Nó cũng tượng trưng cho cả tình bạn và tình cảm nói chung. Phụ nữ thường đeo chúng ở bàn tay trái vì họ tin rằng ở đó sẽ gần với các "vena amoris" hay còn được gọi là tĩnh mạch của tình yêu hơn, trực tiếp kết nối với tim nhanh hơn.

Tuy nhiên, về sau, điều này đã được khoa học chứng minh là không đúng. Dù vậy, việc đeo nhẫn cưới ở ngón tay trái cũng đã trở thành một phong tục, một thói quen truyền từ đời này qua đời khác.

Ngày nay, nhiều người đã bắt đầu có những lựa chọn khác, miễn sao phù hợp với sở thích của họ. Do đó, họ không còn nhất thiết phải bắt buộc đeo nhẫn cưới ở ngón tay trái. Nhiều người đã chuyển nhẫn cưới sang đeo ở tay phải. Nhiều người nổi tiếng còn xăm hình nhẫn lên ngón tay thay vì đeo nhẫn. Dù ở bất cứ hình thức nào đi chăng nữa, chúng cũng đều là biểu tượng của hôn nhân, của tình yêu.

Nhẫn đính hôn còn được coi là biểu tượng của thời gian chờ đợi trước khi kết hôn


Vào năm 1215, Đức Giáo hoàng Innocent III thời Trung cổ đã yêu cầu rằng cần có một thời gian chờ đợi nhất định giữa lúc hứa hôn và đám cưới. Do đó, chiếc nhẫn đã được sử dụng để thể hiện cam kết, hẹn thề giữa các cặp đôi với nhau hoặc để chỉ ý định kết hôn của họ.

Bên cạnh đó, nhẫn đính hôn cũng thể hiện thứ hạng của mọi người trong xã hội. Thời đó, chỉ có tầng lớp thượng lưu mới được dùng nhẫn có kiểu dáng cầu kỳ, lạ mắt, sang trọng.